Giống lúa thuần HG12 là một trong những giống lúa chất lượng cao được nhiều người nông dân lựa chọn nhờ vào khả năng sinh trưởng tốt, năng suất ổn định và chất lượng gạo thơm ngon, dẻo mềm. Với khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nóng, HG12 đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật gieo trồng giống lúa thuần HG12 giúp bà con canh tác hiệu quả và đạt năng suất cao trên đồng ruộng.
Giới thiệu về giống lúa thuần HG12
Giống lúa thuần HG12 được chọn tạo bởi Công ty cổ phần giống cây trồng – vật nuôi Thừa Thiên Huế, một đơn vị uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển giống nông nghiệp tại miền Trung. Với quá trình chọn lọc kỹ lưỡng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống lúa HG 12 ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về năng suất cao, chất lượng gạo ngon và khả năng thích nghi tốt với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của giống lúa HG12
Thời gian sinh trưởng theo mùa vụ
Giống lúa thuần HG12 có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, giúp rút ngắn chu kỳ canh tác và phù hợp với nhiều vùng sản xuất:
- Thời gian sinh trưởng: từ 95-100 ngày
Hình thái cây và đặc tính sinh trưởng
Cây lúa HG12 có chiều cao trung bình từ 100 – 105 cm, sinh trưởng tốt, khả năng đẻ nhánh khá, thích hợp cho gieo sạ mật độ vừa phải.
Ở giai đoạn đầu, lá lúa lướt mềm, tạo điều kiện cho cây quang hợp thuận lợi. Khi vào giai đoạn làm đòng, lá chuyển sang thẳng đứng, hỗ trợ nuôi đòng và phát triển bông lúa tốt hơn.
Chất lượng hạt và cơm gạo
Giống lúa HG12 cho dạng hạt dài, màu vàng sáng, khối lượng 1000 hạt đạt 22 – 24g, tỷ lệ xay xát cao. Gạo cho chất lượng trắng trong, cơm mềm dẻo, vị đậm và thơm nhẹ, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.
Khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu thời tiết
HG12 thể hiện khả năng kháng tốt bệnh đạo ôn, chống đổ ngã hiệu quả và chống chịu tốt với điều kiện thời tiết nóng, giúp cây phát triển bền vững và giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho và con nông dân.
Năng suất thực tế trên đồng ruộng
Giống lúa thuần HG12 có năng suất trung bình từ 70 – 80 tạ/ha. Nếu áp dụng kỹ thuật thâm canh tốt, bà con hoàn toàn có thể đạt năng suất lên đến 90 tạ/ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
Kỹ thuật gieo trồng lúa HG12

Chọn đất và chuẩn bị đất
Giống lúa HG12 có thể gieo cấy trên nhiều chân đất khác nhau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, nên ưu tiên các chân đất tốt, đất sâu bùn, khả năng giữ được nước tốt. Bón vôi 20KG/sào (500m2) trước khi làm đất từ 7 – 10 ngày để cải tạo PH đất và hạn chế mầm bệnh.
Ngâm ủ và xử lý giống
Cách ngâm giống:
- Ngâm từ 24-36 giờ, nếu là giống liền vụ thì ngâm 48 – 60 giờ.
- Cứ mỗi 8-10 giờ thay nước một lần để rửa chua.
- Sau khi hạt đã no nước, đãi sạch, để ráo nước trước rồi mới đem ủ.
Cách ủ giống:
- Trời lạnh cần ủ kín, giữ ấm.
- Khi hạt nứt nanh đều, đảo nhẹ, rải mỏng để hạ nhiệt, tránh lên mầm không đều.
Trong quá trình ủ giống cần lưu ý những điều sau:
- Không ngâm ủ cả bao lúa giống.
- Không ủ giống dưới nắng gắt hay trong bao kín, tránh làm hạt ngộp và hỏng.
Thời gian gieo sạ
Thời gian gieo sạ nên tuân theo khuyến cáo của cơ quan nông nghiệp địa phương để phù hợp điều kiện thời tiết từng vùng và đảm bảo năng suất.
Mật độ gieo sạ
Lượng giống gieo sạ từ 200 – 250kg/ha (tương đương 10 – 12,5kg/sào).
Hướng dẫn bón phân
Bón phân kết hợp NKP (16-16-8) và phân đơn, lượng bón cho 1000m2:
- Phân hữu cơ sinh học: 40-50kg
- NPK (16-16-8): 50kg
- Urê: 12–14kg
- Kali: 5kg
- Vôi: 40kg
Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ + 14kg NPK
- Thúc 1 (lúa 3 lá): 20kg NPK + 4kg Urê
- Thúc 2 (sau thúc 1 từ 12–15 ngày, vụ Hè Thu là 10–12 ngày): 16kg NPK + 4kg Urê
- Thúc đòng (trước trổ 18–20 ngày): 4–6kg Urê + 10– 12kg Kali
Bón hoàn toàn bằng phân đơn, lượng bón cho 1000m2:
- Phân hữu cơ sinh học: 40–50kg
- Urê: 26–28kg
- Lân: 40–50kg
- Kali: 16kg
- Vôi: 40kg
Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ + 4kg Urê
- Thúc 1 (lúa 3 lá): 10–12kg Urê + 4kg Kali
- Thúc 2 (sau thúc 1 từ 12–15 ngày, vụ Hè Thu là 10–12 ngày): 6–8kg Urê + 2kg Kali
- Thúc đòng (trước trổ 18–20 ngày): 4–6kg Urê + 10kg Kali
Lưu ý: Tùy vào điều kiện đất đai và tình trạng sinh trưởng của lúa tại từng vùng, bà con có thể điều chỉnh lượng phân và thời điểm bón cho phù hợp.
Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Để giống lúa HG12 phát huy tối đa tiềm năng năng suất và chất lượng, người trồng nên thực hiện một số kỹ thuật quan trọng sau:
- Tỉa dặm: Tiến hành khi lúa có 3 lá thật để đảm bảo mật độ đồng đều.
- Tưới tiêu: Điều tiết nước hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng.
- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên: Kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
HG12 có khả năng kháng đạo ôn, chống đổ ngã và chịu nhiệt tốt, tuy nhiên cần:
- Duy trì cây khỏe mạnh bằng cách chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cơ quan BVTV địa phương.
Lưu ý quan trọng khi thu hoạch:

Do hạt lúa HG12 có màu vàng sáng, bà con dễ nhầm với lúa chín, do đó không nên thu hoạch sớm, tránh làm giảm năng suất, tỷ lệ xay xát và chất lượng gạo.
Phần kết
Việc áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng giống lúa thuần HG12 không chỉ giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt mà còn mang lại năng suất và chất lượng gạo vượt trội. Với quy trình canh tác rõ ràng, phù hợp nhiều vùng đất, giống lúa HG12 do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đông Nam phân phối chính là lựa chọn đáng tin cậy cho bà con nông dân trong hành trình nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững.